Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 – ISO11602 2:2000 Phòng cháy, chữa cháy

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 – ISO11602 2:2000 Phòng cháy, chữa cháy

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 – ISO11602 2:2000 Phòng cháy, chữa cháy

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 – ISO11602 2:2000 Phòng cháy, chữa cháy

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 – ISO11602 2:2000 Phòng cháy, chữa cháy
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 – ISO11602 2:2000 Phòng cháy, chữa cháy
Đăng nhập Giỏ hàng

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 – ISO11602 2:2000 Phòng cháy, chữa cháy

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7435 - 2:2004 ISO 11602 2 : 2000

PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY- BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY VÀ XE ĐẨY CHỮA CHÁY

PHẦN 2: KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG Fire protection- Protable and wheeled fire extinguishers - Part 2: Inspection and maintance

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM  TCVN 7435 - 2:2004 ISO 11602 2 : 2000  PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY- BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY VÀ XE ĐẨY CHỮA CHÁY PHẦN 2: KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG Fire protection- Protable and wheeled fire extinguishers - Part 2: Inspection and maintance

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM  TCVN 7435 - 2:2004 ISO 11602 2 : 2000  PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY- BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY VÀ XE ĐẨY CHỮA CHÁY PHẦN 2: KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG Fire protection- Protable and wheeled fire extinguishers - Part 2: Inspection and maintance

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM  TCVN 7435 - 2:2004 ISO 11602 2 : 2000  PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY- BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY VÀ XE ĐẨY CHỮA CHÁY PHẦN 2: KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG Fire protection- Protable and wheeled fire extinguishers - Part 2: Inspection and maintance

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 – ISO11602 2:2000 Phòng cháy, chữa cháy

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 – ISO11602 2:2000 Phòng cháy, chữa cháy luaviettech.vn

 

- Đo chính xác bằng khối lượng

- Đo chính xác bằng thể tích

- Sử dụng ống chống nạp quá nếu được trang bị.

- Sử dụng dấu nếu được trang bị

4.4.16 áp kế để đặt nguồn áp suất được điều chỉnh phải được hiệu chuẩn ít nhất hàng năm.

4.4.17 Bình chữa cháy lại dùng khí nén trực tiếp nạp lại được nạp chỉ phải tạo tới áp suất nạp nghi trên tấm nhãn của bình. Adapter tạo áp của người sản xuất phải nối với bộ van trước khi tạo áp cho bình. Nguồn áp suất được điều chỉnh, được đặt không cao hơn 0,2 MPa trên áp suất vận hành, được sử dụng để tạo áp cho bình chữa cháy.

Cảnh báo: Nguồn áp suất không điều chỉnh được như chai nitơ không có bộ điều áp, không bao giờ được sử dụng vì bình chữa cháy có thể bị quá áp và có khả năng bị phá huỷ.

Không bao giờ để bình chữa cháy nối với bộ điều áp của nguồn áp suất cao trong chu kỳ định sẵn. Bộ điều áp bị lỗi có thể làm phá huỷ bình do quá áp.

4.4.18 Chỉ có nitơ công nghiệp tiêu chuẩn hoặc các khí trơ khác có điểm sương -550C hoặc thấp hơn được sử dụng để tạo áp bình chữa cháy halon và bình chữa cháy bằng bột sử dụng áp suất khí nén trực tiếp. Không khí nén qua bộ tách ẩm (nồi ngưng) không được sử dụng để tạo áp, ngay cả khi được ghi trong hướng dẫn trên bình chữa cháy cũ.

Lưu ý 1: Có thể sử dụng không khí nén từ hệ thống nén chuyên dụng có khả năng cung cấp không khí có điểm sương -550C hoặc thấp hơn. Hệ thống nén chuyên dụng phải được trang bị với hệ thống theo dõi và cảnh báo tự động để đảm bảo luôn giữ điểm sương ở -55oC hoặc thấp hơn.

Lưu ý 2: Có thể sử dụng Các bon dioxit khi được qui định trên nhãn. Khi sử dụng các bon dioxit, chất này phải đáp ứng yêu cầu của TCVN 6100.

4.5 Hồ sơ

4.5.1 Cơ sở bảo dưỡng phải lưu ý giữ hồ sơ của tất cả các bình chữa cháy đã được nhân viên của mình bảo dưỡng, kể cả loại dịch vụ bảo dưỡng đã thực hiện.

4.5.2 Phải ghi thời tiến hành bảo dưỡng và tên, dấu hiệu nhận biết của tổ chức và cá nhân thực hiện.

4.5.3 Mỗi bình chữa cháy phải có túi nhãn an toàn chỉ năm, tháng thực hiện dịch vụ (bảo dưỡng, nạp lại và thử thuỷ lực) và phải nhận biết được người tiến hành các dịch vụ đó.

4.5.4 Nhãn ghi dịch vụ không được đặt trước bình chữa cháy .

5. THỬ ÁP SUẤT RÒ RỈ THỦY LỰC

5.1 Quy định chung

5.1.1 Thử thuỷ lực phải do người được đào tạo về quy trình thử áp lực và bộ phận an toàn tiến hành, có trang thiết bị thử và số tay hướng dẫn thích hợp (xem phụ lục B).

5.1.2 Tại bất kỳ thời điểm nào, nếu bình chữa cháy có dấu hiệu ăn mòn hoặc hư hại cơ học và không bị loại bỏ, bình phải được thử thuỷ lực, theo 5.1.3 và 5.1.4.

Lưu ý 1: Bình chữa cháy không được nạp lại, trừ loại halon, phải tháo chất chữa cháy và loại bỏ.

Lưu ý 2 : Bình chữa cháy không được nạp lại phải chuyển đến cơ sở để thu lại halon.

5.1.3 Khi bình chữa cháy hoặc thân bình có một hoặc nhiều hơn các điều kiện liệt kê dưới đây, thì không được thử thuỷ lực, nhưng người chủ bình phải phá huỷ hoặc bình được phá huỷ theo hướng dẫn của người chủ bình:

a/ Khi có sửa chữa bằng hàn, hàn mềm, hàn cứng hoặc sử dụng hỗn hợp chắp vá;

b/ Khi thân hoặc ren của bình bị hỏng;

c/ Khi bị ăn mòn gây rỗ;

d/ Khi bình chữa cháy bị hư tổn trong đám cháy;

e/ Khi chất chữa cháy là loại canxi clorua được sử dụng trong bình chữa cháy bằng thép không gỉ;

f/ Khi bình chữa cháy quá cũ (xem phụ lục C)

5.1.4 Bình chữa cháy có bình chứa hoặc vỏ bị phơi ở nhiệt độ trên 160 0C phải ngừng sử dụng và chịu thử thuỷ lực.

Chú thích: Độ đồng nhất về tổ chức của bình chứa bằng nhôm bị giảm khi chúng bị phơi trong nhiệt độ trên 1600C. Nhiệt độ đó có thể xuất hiện khi trong đám cháy hoặc khi sơn lại được sấy khô bằng lò.

5.2 Tần suất

5.2.1 Bình chữa cháy phải thử thuỷ lực theo chu kỳ không quá 10 năm

Chú thích: Đối với bình chữa cháy không nạp lại, xem 5.1.2

5.2.2 Chai khí đẩy áp suất cao hoặc chai nitơ được sử dụng đối với việc tồn chứa khí đuổi cho xe đẩy chữa cháy phải được thử thuỷ lực theo chu kỳ không quá 10 năm.

Lưu ý 1: Chai khí đẩy có đường kính ngoài không quá 5cm và có khối lượng lớn nhất là 300 g không phải thử thuỷ lực định kỳ.

Lưu ý 2: Khi có quy định của Nhà nước chu kỳ thử ngắn hơn thì phải tuân theo.

5.2.3 Phải tiến hành thử thuỷ lực cụm vòi bình chữa cháy được trang bị lăng phun có khoá đóng ở cuối vòi. Chu kỳ cũng giống chu kỳ quy định đối với bình chữa cháy láp vòi phun đó.

5.3 Áp suất thử

5.3.1 Tất cả bình chữa cháy, chai khí đẩy và chai khi nitơ sử dụng với xe đẩy chữa cháy phải thử ở áp suất thử do người sản xuất quy định.

5.3.2 Cụm vòi chữa cháy các bon dioxit phải thử ở 10 MPa (xem 5.2.3).

5.3.3 Cụm vòi trừ loại cácbon dioxit phải thử ở 2 MPa hoặc ở áp suất làm việc của chúng nếu cao hơn (xem 5.2.3)

Phụ lục A

(Quy định)

NGƯỜI CÓ QUYỀN

A.1 Quy định chung

Phụ lục này đưa ra cách xác định và đảm bảo quyền của người tiến hành việc bảo dưỡng bình chữa cháy. Các phương pháp xen kẽ có thể được xem xét để đạt được thẩm quyền thoả mãn.

A.2 Việc đào tạo và kinh nghiệm của người có quyền

A.2.1 Người có quyền phải được đào tạo ít nhất 3tháng “công việc đang làm” hoặc kinh nghiệm thực tế và tham gia vào khoá đào tạo. Thời gian của khoá đào tạo ít nhất là 32h.

Người có quyền phải thi đạt kết quả ở cuối khoá học. Kỳ thi được tổ chức độc lập do cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện.

A.2.2 Khoá đào tạo do người sản xuất hoặc các tổ chức đủ năng lực và được công nhận thực hiện.

A.2.3 Người có quyền phải tham gia đào tạo lại định kỳ ít nhất 5 năm.

Phụ lục B

(Quy định)

THỬ ÁP SUẤT RÒ RỈ

B.1 Quy định chung

Phụ lục này đưa ra phương pháp thử áp suất rò rỉ của bình chịu áp lực chữa cháy. Trong khi không loại trừ khả năng sử dụng các quy trình tương đương, phải xem xét kỹ lưỡng các phương pháp được lựa chọn dưới góc độ của sự nguy hiểm vốn có.

B.2 Thiết bị thử

B.2.1 Thử áp suất rò rỉ bằng thuỷ lực

Cảnh báo: Nếu không khí hoặc khí được sử dụng như môi chất duy nhất để thử áp lực, hoặc nếu toàn bộ không khí không bị đuổi hết khỏi bình trước khi thử thuỷ lực, các bình chữa cháy bị loại sẽ rất nguy hiểm và có sức nổ mạnh.

B.2.2 Các thiết bị để kiểm tra bình áp lực cao và chai khí đẩy phải là loại áo nước đạt các quy định quốc gia tương ứng.

B.2.3 Cụm vòi phun của bình chữa cháy các bon dioxit phải thử thuỷ lực trong thiết bị có hộp bảo vệ.

B.2.4 Thiết bị dùng cho thử áp suất thấp bao gồm các loại sau:

a/ Bơm thử thuỷ lực, vận hành bằng tay hoặc tự động, phải có khả năng tạo ra áp suất không nhỏ hơn 150% áp suất thử, phải bao gồm van kiểm tra và phụ tùng thích hợp;

b/ Bộ mềm gắn với bơm thử. Bơm phải được trang bị các phụ tùng cần thiết gắn với tấm ngăn (của bình chữa cháy );

c/ Hộp bảo vệ hoặc thanh chắn để bảo vệ người, được thiết kế để quan sát bằng mắt bình chữa cháy đang thử.

Hình B.1 đưa ra hộp thử thuỷ lực di động, áp suất thấp được thiết kế để bảo vệ người thực hiện thử trong khi hoạt động. Thiết bị này được sử dụng cho thuỷ lực bình chữa cháy áp suất thấp. Thiết bị này không được sử dụng để sử dụng để thử thuỷ lực áp suất cao. Hộp thử không được neo chặt vào nền trong khi tiến hành thử. Các hộp này do các người sản xuất kim loại chế tạo.

B.2.5 Phải có thiết bị để sấy tất cả các loại bình chữa cháy không phải loại gốc nước đã qua thử thủy lực.

B.3 Quy trình thử

B.3.1 Phải kiểm tra bên trong trước khi thử thuỷ lực

B.3.2 Thử thuỷ lực bình áp lực và chai khí đẩy theo TCVN 6154:1996 và TCVN 6166: 1996

B.3.3 Quy trình thử bình áp suất thấp như sau:

B.3.3.1 Tất cả các van, chi tiết bên trong và cụm vòi phun chữa cháy phải được tháo ra và bình là bình rỗng.

Lưu ý: Đối với một số bình chữa cháy bằng bột (sử dụng chai khí đẩy), người ta sản xuất có thể khuyến nghị không phải tháo các chi tiết bên trong.

B.3.3.2 Tất cả các loại bình chữa cháy bằng bột phải có dấu hiệu đã xả hết các chất chữa cháy bên trong bình trước khi nạp nước.

B.3.3.3 Trên tất cả các bình chữa cháy bằng bột có chai khí đẩy có khung đỡ ngoài để tạo áp suất xả, phải tháo chai khí đẩy (và một số bình chứa chai khí đẩy) và nút bịt thích hợp gắn vào lỗ trên bình ở nơi tháo ra.

B.3.3.4 Tất cả các xe đẩy chữa cháy được trang bị khoá ngắt ở đầu phun ra của vòi phun phải có vòi (đồng bộ với đầu nối vòi nhưng không có lăng phun) khi thử được tháo ra và thử riêng.

Khi bảo dưỡng hoặc thử thuỷ lực xe đẩy chữa cháy được trang bị bộ phận điều khiển, phải tách bộ điều khiển hoặc vòi áp suất thấp khỏi thùng chứa chất chữa cháy.

B.3.3.5 ở tất cả các xe đẩy chữa cháy bằng bột có áp suất nén trực tiếp, cụm đầu phải được tháo và lắp lại trong hộp thử thích hợp.

B.3.3.6 Khi đó nối vòi của bơm thuỷ lực bằng bộ nối mềm với lăng phun, bộ cụm vòi phun, mũ thử, hoặc phụ tùng thử nếu thích hợp. Trong trường hợp xe đẩy chữa cháy, quy trình và phụ tùng phải theo khuyến nghị của người sản xuất.

B.3.3.7 Khi đặt bình chữa cháy và hộp thử bảo vệ hoặc trong trường hợp đối với xe đẩy chữa cháy, đặt ở phía sau tấm chắn bảo vệ trước khi nén áp suất thử.

B.3.3.8 Bật bơm thử cấp nước vào bình và nạp nước đến đỉnh của vòng đệm bình.

B.3.3.9 Đối với bình chữa cháy thử được lắp nắp bảo vệ, nắp này phải được vặn kín từ từ trong khi việc cấp nước để mở. Khi tất cả không khí còn tồn trong bình được hút hết và sau khi nước nổi lên thì nắp phải được vặn khít hoàn toàn.

B.3.3.11 Sau đó đặt áp suất ở tốc độ tăng áp sao cho áp suất thử đạt được trong thời gian không ít hơn 30s. Duy trì áp suất thử này ít nhất 30s. Quan sát trong thời gian đó để phát hiện bất kỳ sự biến dạng (méo mó) hoặc rò rỉ của vỏ bình chữa cháy.

B.3.12 Nếu không phát hiện sự biến dạng hoặc rò rỉ và nếu áp suất thử không giảm, xả áp suất trong bình chữa cháy. Bình chữa cháy được xem là thử thuỷ lực đạt yêu cầu.

B.3.3.13 Tất cả các dấu vết và hơi ẩm phải được loại bỏ khỏi tất cả các bình dùng bột và halon bằng cách sấy bình. Nếu sử dụng dòng không khí nóng, nhiệt độ bên trong bình không được vượt quá 660C.

B.3.3.14 Chủ sở hữu phải phá huỷ tất cả các bình khí thuỷ lực không đạt hoặc được phá huỷ theo chỉ dẫn của họ.

B.3.4 Quy trình thử cụm vòi chữa cháy phải thử thuỷ lực như sau:

B.3.4.1 Phải tháo lăng phun khỏi cụm vòi chữa cháy mà không tháo bất kỳ bộ nối vòi nào

B.3.4.2 Đối với bình dùng bột, phải loại bỏ hết bột.

B.3.4.3 Sau đó đặt cụm vòi chữa cháy vào thiết bị bảo v#, mà thiết kế cho phép quan sát phép thử bằng mắt. Người tiến hành thử cụm vòi chữa cháy phải giữ khoảng cách an toàn với vòi được thử.

B.3.4.4 Vòi phải chứa đầy nước trước khi thử.

B.3.4.5 Sau đó đặt áp suất ở tốc độ tăng áp suất đạt tới áp suất thử trong thời gian 1 áp min. Áp suất thử phải được duy trì trong 1 min. Quan sát để phất hiện sự biến dạng hoặc rò rỉ.

B.3.4.6 Nếu không phát hiện sự biến dạng và rò rỉ, hoặc áp suất thử không giảm hoặc các bộ nối không di chuyển, thì áp suất được xả bỏ. Cụm vòi chữa cháy này được xem là thử thuỷ lực đạt yêu cầu.

B.3.4.7 Cụm vòi chữa cháy khi thử thuỷ lực đạt yêu cầu phải được làm khô hoàn toàn bên trong. Nếu sử dụng nhiệt để sấy, nhiệt độ không quá 660C.

B.3.4.8 Cụm vòi chữa cháy không đạt khi thử thuỷ lực phải bị phá huỷ.

B.4 Ghi biên bản thử

B.4.1 Loại bình áp suất cao

Đối với chai chứa khí và chai chứa khí đẩy áp suất cao đã đạt khi thử thuỷ lực, phải đóng nhãn ghi tháng, năm và số nhận biết của thanh tra viên lên bình theo quy định của TCVN 6156:1996. Một điều quan trọng là chỉ đóng nhãn ở vai, đỉnh, cổ hoặc chân (nếu được trang bị) bình.

B.4.2 Loại bình áp suất thấp

Thân bình chữa cháy qua thử thuỷ lực phải có thông tin thử được ghi trên tấm nhãn bền vững. Tấm nhãn này được gắn lên bình bằng công nghệ không nóng. Tấm nhãn này tự huỷ khi tháo khỏi thân bình chữa cháy. Tấm nhãn này bao gồm các thông tin sau:

- Tháng, năm tiến hành thử;

- Áp suất thử;

- Tên người hoặc cơ quan tiến hành thử;

- Cụm vòi chữa cháy đạt yêu cầu khi thử thuỷ lực không phải ghi biên bản thử.

Kích thước tính bằng centimét

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 – ISO11602 2:2000 pccc

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 – ISO11602 2:2000 luaviettech.vn

Trân trọng

Tin tức khác

Close
Sản phẩm
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Thành tiền:
backtop